03 Th8 Đặc tính, quy trình sản xuất và ứng dụng của vải kaki thun
Có thể dễ dàng nhận thấy, trên thị trường hiện đang có rất nhiều loại vải kaki khác nhau, mỗi loại đều sở hữu những ưu nhược điểm khác nhau. Trong số đó, vải kaki thun luôn là loại vải được đánh giá cao và được nhiều người tiêu dùng yêu thích. Trong bài viết sau, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về vải kaki thun nhằm giải đáp những thắc mắc của người tiêu dùng về loại vải này nhé.
I. Vải kaki thun là gì?
Vải kaki thun hay còn được gọi là vải kaki chun là một loại vải kaki có khả năng co giãn khá tốt. Ngoài thành phần chính là sợi cotton và polyester thì chúng còn được bổ sung thêm thành phần 5% sợi spandex giúp tăng độ co giãn của vải, từ đó đem đến cho người mặc cảm giác thoải mái hơn.
Khác với loại vải kaki không thun, vải kaki thun thường mỏng nhẹ hơn khá nhiều. Vì vậy đây còn được xem là cách để phân biệt 2 loại vải này một cách đơn giản. Nhưng vải kaki thun vẫn có độ dày, độ cứng lớn hơn nhiều so với vải thun, một loại vải chuyên dùng để may áo thun và áo phông với thành phần 100% cotton.
II. Nguồn gốc phát triển của vải kaki thun
Dựa trên các tài liệu ghi chép có từ xưa, vải kaki thun lần đầu tiên có mặt trên thế giới vào khoảng thế kỷ XIX. Loại vải này được Harry Bernett Lumsden, là một người thợ chuyên may trang phục cho lính Anh phát minh ra.
Theo đó, các trang phục chủ yếu của quân đội Anh vào thời gian này thường được làm từ vải dệt sợi len. Loại vải này khá bí, khó thoát mồ hôi nên dễ gây cảm giác khó chịu nếu hoạt động mạnh trong thời gian dài. Nhằm cải thiện tình trạng này, Harry đã nghiên cứu và cho ra đời vải kaki – một loại vải nhẹ, cho khả năng thấm hút cao và mỏng hơn nhiều so với vải dệt sợi len.
Từ khi ra đời cho đến nay, vải kaki thun đang ngày càng được nhiều người biết đến hơn. Hơn thế nữa, loại vải phổ biến này còn được sử dụng trong khá nhiều lĩnh vực đa dạng, phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người. Vậy nên, dù là với các trang phục hay vật dụng kiểu dáng nào, bạn cũng có thể dễ dàng nìn thấy sự góp mặt của loại vải này.
III. Hai đặc tính cơ bản của vải kaki thun
1. Đặc tính vật lý
Bởi vì được dệt theo cả đường ngang cùng đường dọc, vải kaki thun có độ co giãn tốt hơn các loại vải kaki khác. Điều này giúp các trang phục làm từ vải kaki thun tạo được cảm giác dễ chịu, thoải mái hơn cho người mặc dù phải tham gia hoạt động nhiều. Đặc biệt, các sợi dệt từ thun giúp trang phục làm từ loại vải này cho độ ôm cơ thể vừa phải, không tạo cảm giác gò bó. Ngoài ra, loại vải này còn được đánh giá là thích hợp để tạo nên các trang phục lịch sự mà không quá khó chịu hay gây cứng nhắc.
2. Đặc tính hóa học
Bởi vì thành phần chứa sợi thun, vải kaki thun thường khó bị ăn mòn bởi những chất tẩy rửa có trong bột giặt hay nước giặt thông thường. Do đó, chất lượng vải có thể được giữ nguyên dù trải qua quá trình sử dụng lâu dài. Hơn thế nữ, dù có bị phơi nắng, gặp mưa thì chất vải kaki thun cũng rất khó bị phai màu hay sờn vải.
IV. Ưu – nhược điểm của vải kaki thun là gì?
1. Ưu điểm
– Bền chắc: Vải kaki thun luôn được đánh giá cao về độ bền chắc trong tất cả các loại vải trên thế giới hiện nay. Nên không có gì khó hiểu khi loại vải này hiện đang được sử dụng nhiều tại môi trường quân đội đòi hỏi cao sự khắc nghiệt và gian khổ. Đặc biệt, trang phục hay quần áo làm từ vải kaki thun còn có tuổi thọ cao, ít bị chảy xệ hay bạc màu nữa.
– Thoáng mát: Chất liệu vải bền chắc như vậy nhưng vải kaki thun vẫn cho khả năng thấm hút mồ hôi vô cùng tốt. Hơn nữa, loại vải này cũng rất dễ giặt giũ và phơi khô rất nhanh. Vậy nên, bạn không cần phải lo lắng phải chịu nóng bức hay khó chịu khi sử dụng trang phục từ chất vải này vào mùa hè.
– Dễ tạo hình: Đặc tính vật lý còn giúp cho chất vải kaki thun dễ dàng tạo hình hơn. Nhà thiết kế cũng chỉ cần dùng tay đơn giản thay vì phải sử dụng kẹp chuyên dụng khi hoàn thiện các thiết kế, sản phẩm từ loại vải kaki này.
– Cho cảm giác thoải mái khi mặc: Chất vải kaki thun có độ ôm vừa phải mà không tạo cảm giác quá bó sát. Vì thế, người mặc có thể cảm thấy thoải mái, dễ chịu và tự tin hơn nếu sử dụng trang phục làm từ chất vải này.
– Đa dạng màu sắc: Chất liệu vải kaki thun có thể dễ dàng bám màu nên rất đa dạng màu sắc. Người thợ có thể dễ dàng sản xuất ra nhiều tấm vải kaki thun với những màu sắc phong phú, phục vụ nhu cầu đa dạng của người dùng.
2. Nhược điểm
– Vải kaki thun thường chỉ được sử dụng với các loại trang phục đơn giản bởi độ cứng của chất vải. Nên kaki thun rất ít khi được dùng cho các thiết kế trang phục đòi hỏi độ phức tạp hay cầu kỳ như trang phục cô dây, váy áo lễ hội,….
– Giá thành cao: Bởi chất lượng cao, được làm từ 100% xxs sợi thun tự nhiên nên vải kaki thun thường có giá thành khá cao so với các loại vải nhân tạo trên thị trường.
V. Quy trình chi tiết sản xuất vải kaki thun
Để có được một tấm vải kaki thun đạt chất lượng, người thợ cần phải trải qua khá nhiều công đoạn khó khăn. Thông thường, quá trình sản xuất vải kaki thun sẽ gồm 4 bước cơ bản sau đây:
- Bước 1: Thu hoạch bông
Thu hoạch bông là công đoạn đầu tiên trong quá trình sản xuất vải kaki thun tiêu chuẩn. Người thợ cần phải cẩn thận thu hoạch, lựa chọn được các xơ bông có chất lượng tốt nhất. Tiếp theo, các kiện bông cần phải đảm bảo được kích cỡ, màu sắc, không chứa các tạp chất như bùn đất, cát bụi,…
- Bước 2: Kéo sợi
Bông sau khi được thu hoạch, phân loại xong sẽ được đem đi kéo sợi. Lúc này, sợi bông xơ sẽ được đánh rối và xử lý tiêu trùng để tạo thành những tấm bằng phẳng đều nhau. Kế tiếp, sợi bông sẽ được kéo thô qua 1 lần để tăng chiều dài, độ bền của sợi bông.
Bước cuối cùng để hoàn thành công đoạn này là các sợi được kéo cần được hồ bằng tinh bột, tinh bột biến tính cùng một số chất khác. Điều này sẽ giúp cho sợi bông trở nên trơn bóng và bền chắc hơn.
- Bước 3: Dệt vải
Công đoạn tiếp theo trong quá trình sản xuất vải kaki thun là dệt vải. Các sợi bông đã được kéo lúc trước sẽ được đưa vào máy dệt ứng dụng phương pháp dệt ngang và dệt dọc. Vì thế, mặt vải kaki thun khi thu được thường có đường vân chéo cùng hai mặt không đồng nhất với nhau.
Sau khi dệt xong, các tấm vải sẽ được đem đi nấu ở nhiệt độ cao trong thời gian dài để loại bỏ tạp chất, hồ còn sót lại ở công đoạn trước. Sau đó, các tấm vải được đem đi đánh bóng, làm trắng để chuẩn bị cho các công đoạn tiếp theo.
- Bước 4: Nhuộm màu
Tùy thuộc vào nhu cầu thẩm mỹ của từng thị trường, những mẫu vải kaki sau khi được tẩy trắng, dệt thành công sẽ được đem đi nhuộm màu. Với công đoạn này, một số chất phụ gia có thể được thêm vào giúp vải dễ bám màu, bền màu hơn. Hơn thế nữa, sau mỗi lần nhuộm thì vải sẽ được đem đi giặt và rửa lại sạch sẽ, giúp loại bỏ tất cả phụ chất, khiến sợi vải mềm mại hơn.
VI. Ứng dụng trong đời sống của vải kaki thun
Với rất nhiều công dụng, ưu điểm nổi trội của mình thì vải kaki thun chính là loại vải đang được ứng dụng trong khá nhiều lĩnh vực khác nhau từ may mặc cho đến trang trí nội thất. Cụ thể:
– Trong may mặc: Kaki thun được ứng dụng nhiều nhất trong ngành may mặc để tạo ra các loại trang phục bảo hộ, váy đầm công sở. Đặc biệt, bạn có thể in khá nhiều họa tiết trang trí hay các logo trên bề mặt vải một cách dễ dàng, mang lại tính thẩm mỹ cao. Điều này đã tạo rất nhiều cơ hội thuận lợi để sản xuất các loại đồng phục cho những công ty chuyên nghiệp.
– Trong trang trí nội thất: Ngoài việc được ứng dụng chủ yếu trong ngành may mặc, vải kaki thun còn được ứng dụng để làm chăn, ga, gối,… với các đặc tính như không nhăn, không bị phai màu dù phải trải qua nhiều lần tẩy rửa, giặt giũ trong suốt quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, việc sử dụng chất vải kaki thun cũng rất thân thiện và an toàn với sức khỏe của con người.
VII. Làm thế nào để phân biệt vải kaki thun và không thun?
Nhiều người thường không biết làm cách nào mới có thể phân biệt được vải kaki thun và kaki không thun. Với mẹo sau đây mà chúng tôi chia sẻ, bạn sẽ có thể nhanh chóng phân biệt được 2 loại vải này đấy.
– Vải kaki thun: Chất vải kaki thun được được làm từ sợi thun nên khá dày. Nhưng không vì thế mà vải bị nắng hay gây ra cảm giác bí bách, khó chịu cho người mặc. Ngược lại, trang phục từ vải kaki thun rất thoáng mát, thấm hút mồ hôi dễ dàng mà còn có độ co giãn nhẹ, không quá bó sát cơ thể người mặc.
– Vải kaki không thun: Chất vải kaki không thun khác với kaki thun khi mỏng và cứng hơn khá nhiều. Nhưng nếu chỉ qua 2 yếu tố trên lại khó có thể phân biệt được chúng. Vì vậy, hãy lưu ý thêm rằng kaki không thun khó bị nhăn, ít nhăn hơn nhiều so với chất vải kaki thun. Do đó, các loại quần tây, quần âu phần lớn thường sử dụng chất vải kaki không thun.
VIII. Hướng dẫn cách giặt và bảo quản vải kaki thun đúng chuẩn
Muốn bảo quản vải kaki thun để sử dụng trong thời gian dài là điều không khó, bởi vì bản chất của loại vải này đã rất bền đẹp rồi. Tuy nhiên, nếu như bạn muốn chất vải lâu bay màu, luôn mới dù sử dụng lâu thì cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Hãy lộn trái mặt vải lại khi giặt giũ, vệ sinh hay phơi phóng. Điều này giúp cho vải bền màu hơn, không bị bạc màu nhanh.
- Không nên giặt trang phục bằng vải kaki bằng máy giặt thường xuyên. Nếu có thì nên lưu ý sử dụng các loại chất tẩy rửa trung tính, không quá mạnh vì có thể làm giảm độ bền vải.
- Nên chọn những nơi râm mát, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để phơi vải. Bởi vì khi tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp trong thời gian dài, tia cực tím sẽ khiến cho vải nhanh chóng bị mục hơn.
Trên đây chính là toàn bộ các thông tin về vải kaki thun mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua những thông tin trong bài viết trên, bạn đã hiểu vì sao loại vải này lại trở nên phổ biến và được ưa chuộng như vậy.