03 Th8 Tất tần tật những thông tin về vải canvas bạn nên biết
Bạn đang muốn tìm hiểu chi tiết hơn về loại vải canvas hiện đang được sử dụng khá nhiều trên thị trường hiện nay. Bạn muốn biết vải canvas là gì? Có nguồn gốc xuất xứ từ đâu? Có bao nhiêu loại vải canvas? Đừng bỏ lỡ bài viết sau nhé!
I. Vải canvas là gì?
Vải canvas hay vải bạt, vải bố là một loại vải bố thô cao cấp có chất liệu vải dày, độ bền cao được dệt từ sợi gai dầu là chính. Ngoài ra, loại vải này cũng được kết hợp thêm nhiều nguyên liệu khác như cotton, sợi gai dầu, sợi lanh, sợi tổng hợp,….
Nhờ vào các ưu điểm nổi bật như sự bền chắc, không bị thấm nước,…. Khi mới xuất hiện trên thị trường, vải canvas đã được ứng dụng để làm túi đựng đồ, lều, bạt buồm. Thậm chí loại vải này còn được sử dụng để làm giấy vẽ trang cho họa sĩ nữa.
II. Vải canvas có nguồn gốc xuất xứ từ đâu?
Vải canvas là một loại vải được tạo nên từ sợi gai dầu. Theo đó, loại vải này đã có từ rất lâu đời với khởi nguồn mang tên “Canabis” (tiếng Ả Rập), hay theo tiếng Latinh là cây gai dầu. Từ xa xưa, người Trung Quốc đã biết sử dụng cây gai dầu để tạo ra vải và dây thừng. Ngoài ra, bạn cũng có thể biết rằng cây gai dầu là nguồn gốc cung cấp sợi lớn nhất trên thế giới hiện nay.
Vào năm 1500 trước Công Nguyên, người Ấn Độ đã biết sử dụng bông để dệt cùng với sợi gai dầu. Xuất hiện ở Châu Âu vào thế kỷ VIII, khi Saracens và Moors đã đem bông từ khu vực Bắc Phi đến Châu Âu, chất liệu này được sử dụng để sản xuất buồm cho những con thuyền. Vào đầu thế kỷ XX, vải canvas còn được đưa vào để sản xuất các loại băng truyền tại Mỹ.
III. Những đặc tính nổi bật của vải canvas
Mỗi một loại vải đều sẽ sở hữu cho mình các đặc điểm riêng biệt mà thông qua quá trình sử dụng bạn có thể dễ dàng nhận thấy. Trong đó, những đặc tính nổi bật nhất của vải canvas chính là:
– Đồ bền chắc ưu việt: Loại vải này luôn được đánh giá cao trong những loại vải khác bởi sự bền chắc tuyệt đối. Do đó, ngay từ thời xa xưa thì vải canvas đã luôn được ưu tiên sử dụng cho các cánh buồm của các con thuyền.
– Khả năng chống nước: Thông thường, chất vải canvas tự nhiên không có khả năng chống thấm nước quá tốt. Phần lớn vải canvas qua quá trình sản xuất thường được tăng cường thêm các phương pháp chống thấm, cho khả năng chống thấm nước tốt hơn. Vì vậy, vải canvas cũng được sử dụng khá nhiều trong các sản phẩm ngoài trời như lều, bạt, buồm,…
– Giữ màu: Khả năng giữ được màu nhuộm của vải canvas được đánh giá khá cao, chúng có thể giữ được màu nhuộm như mới dù ở trong điều kiện môi trường khắc nghiệt nhất.
– Một trong các ưu điểm lớn nhất của vải canvas có thể kể đến chính là nó có thể dễ dàng kết hợp cùng đặc tính hóa học nhằm tăng cường tính chất tự nhiên của mình. Các phương pháp giúp tăng cường khả năng chịu nước, không bị nấm mốc và chống cháy đều được áp dụng trong quá trình sản xuất vải canvas.
– Chất vải canvas có trọng lượng khá nhẹ nên có thể dễ dàng tiến hành vệ sinh hơn.
IV. Các loại vải canvas trên thị trường hiện nay
Trên thị trường ngày nay có khá nhiều loại vải canvas khác nhau. Tùy thuộc và tính riêng biệt của tùy loại, nhà thiết kế sẽ lựa chọn chúng vào các mục đích sử dụng phù hợp. Trên thị trường hiện nay có 4 loại vải canvas chính là:
1. Vải canvas gai dầu
Vải canvas gai dầu là loại vải chiếm ưu thế vượt trội về đặc tính vật lý dù xét ở yếu tố độ bền, khả năng chống nấm mốc và chịu nhiệt rất tốt. Tuy nhiên, do thiếu đi tính mềm mại và thẩm mỹ cao, chất liệu sợi vải này chỉ nên sử dụng để làm vải bạt mà thôi.
2. Vải canvas cotton
Vải canvas cotton cũng là một dòng sản phẩm khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Loại vải này có giá thành khá rẻ, độ bền cao nên được rất nhiều nhà thiết kế sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm mặt hàng thời trang chất lượng tốt. Những sản phẩm này không chỉ đem đến một món hàng hiện đại mà còn đáp ứng được tính thẩm mỹ cho người dùng trong quá trình sử dụng.
3. Vải canvas lanh
Vải canvas lanh là sự kết hợp thêm sợi lanh để dệt thành vải canvas, do đó chi phí tạo ra loại vải này thường khá cao, gấp từ 2 – 3 lần so với các loại vải khác trên thị trường như cotton. Do đó, người tiêu dùng cần cân nhắc lựa chọn sử dụng loại vải canvas nào cho phù hợp, tiết kiệm được chi phí trong suốt quá trình sử dụng.
4. Vải canvas tổng hợp
Loại vải cuối cùng chúng tôi muốn giới thiệu chính là vải canvas tổn hợp. Loại vải này cũng có độ bền cao và hiện đang được ứng dụng vào những lĩnh vực khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng thực thế của bản thân mà người dùng có thể lựa chọn loại vải này để sử dụng.
V. Phương pháp đặc trưng giúp dệt vải canvas chất lượng
Vải canvas được hình thành bằng cách dệt chặt những sợi với nhau thông qua phương pháp dệt trơn (dệt ngang), một kiểu dệt vải khá cơ bản. Các sợi dọc sẽ được giữ cố định ở trên khung dệt, trong khi đó những sợi ngang sẽ được đan lồng ghép vào nhau dựa theo nguyên tắt xen kẽ. Các loại sợi này sẽ có kích thước to, nặng hơn khá nhiều những loại vải thông thường khác. Trọng lượng sợi vải cùng kỹ thuật dệt trơn giúp tách biệt vải với những loại vải cotton khác.
VI. Mẹo giúp nhận biết vải canvas bạn nên biết
Vải canvas là loại vải có những đặc tính riêng rất dễ dàng nhận biết, chỉ với đôi mắt hay sờ bằng tay bạn cũng có thể nhận biết được loại vải này. Dưới đây chính là những cách giúp bạn nhanh chóng nhận biết chất vải canvas khá hữu ích.
– Nhận biết bằng mắt: Với chất vải được làm từ thành phần chính là sợi gai dầu nên khi chưa qua sơ chế, vải canvas thường rất thô cứng nên bạn có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt. Để chắc chắn hơn, bạn có thể sờ thử trực tiếp bằng tay trên bề mặt vải để nhận biết, chất vải canvas sẽ thôn, cứng và không có độ mềm mại giống như các loại vải khác.
– Nhận biết khi đốt vải: Vải canvas được dệt từ sợi tổng hợp như nylon và PE, khi đốt lên bạn sẽ ngửi thấy mùi nhựa, khi cháy sẽ bị vón cục lại và không có tro. Đây là cách khá hữu ích giúp bạn nhận biết được vải canvas nhanh chóng.
VII. Những ứng dụng của vải canvas trong đời sống
Vải canvas có khá nhiều ứng dụng hữu ích trong đời sống mà bạn có thể tham khảo. Ví dụ như:
1. Ứng dụng trong mặt hàng gia dụng
Vải canvas nổi bật với độ bền cao, khả năng chống thấm nước, nấm mốc và các tia UV,… nên chúng ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các mặt hàng như rèm cửa, cánh buồm hay những vật dụng khác trong nhà. Sản phẩm rèm làm từ vải canvas cho khả năng cản ánh nắng và tia độc hại rất tốt. Ngoài ra, những chiếc rèm còn được thiết kế vô cùng phong phú, đáp ứng được hầu hết nhu cầu của các khách hàng.
Hơn thế nữa, những tấm vải canvas còn có thể may thành các tấm khăn trải bàn trong quán cafe, trong bếp hoặc trang trí tại các bữa tiệc nhằm tạo sự ấm cúng cho bữa ăn.
Chất liệu vải canvas còn len lỏi vào tận phòng ngủ với thiết kế vỏ gối, vỏ chăn ga mộc mạc và giản dị. Đây cũng là cách giúp bạn có thể biểu hiện được cá tính hay phong cách riêng đặc trưng của bản thân nữa đấy.
2. Ứng dụng trong thời trang
Cùng với sự phát triển của công nghệ nhuộm vải, chất liệu vải đã được biến tấu đa dạng về màu sắc hơn, qua đó giúp người tiêu dùng có thêm nhiều những vật dụng vừa rẻ vừa bền đẹp. Trong đó, 2 loại sản phẩm từ vải canvas được yêu thích nhất trong khoảng thời gian gần đây chính là giày và túi xách.
Ngoài ra, vải canvas còn được thiết kế, sản xuất thành những chiếc túi xách, balo, túi đeo chéo,…. vô cùng thời trang, được nhiều giới trẻ ưa chuộng. Chỉ cần bước ra đường, bạn dễ dàng bắt gặp những cô cậu với những chiếc cặp hay túi xách làm từ vải canvas trên vai. Trong lượng nhẹ và độ bền cao cũng là những yếu tố giúp cho món đồ này có thể qua mặt được các loại túi da, trở thành items không thể bỏ qua của bất cứ cô nàng nào.
VIII. Hướng dẫn bảo quản, làm sạch vải canvas ngay tại nhà
Vải canvas có đặc tính chính là thô và cứng, do đó không phải lúc nào bạn cũng có thể làm sạch loại vải này ngay khi bị bẩn. Một số trường hợp bạn cần đến tiệm giặt là mới có thể xử lý được các vết bẩn cứng đầu đó. Để làm sạch vải canvas bạn cần thực hiện theo các bước như sau vừa tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo được chất vải vẫn giữ được độ bền khi sử dụng. Cụ thể:
- Bước 1: Tiến hành làm sạch những vết bẩn trên vải canvas bằng bọt biển cùng nước sạch. Thoa nhẹ nhàng lên các vị trí bị dính bẩn.
- Bước 2: Đem vải canvas ngâm ở trong nước lạnh, sau đó pha loãng nước giặt để tiến hành làm sạch vải. Đây là công đoạn vô cùng quan trọng, bạn cần đảm bảo chất vải không bị mục hay hư hỏng bằng cách ngâm vải trong nước xà phòng loãng trong khoảng 5 phút.
- Bước 3: Lấy vải canvas vừa được ngâm xà phòng ra khỏi chậu và tiếp tục giặt cho sạch dưới vòi nước lạnh.
- Bước 4: Trong quá trình phơi vải, không nên vắt quá khô mà nên phơi đồ trực tiếp lên trên mặt phẳng cứng và để chúng khô tự nhiên. Đặc biệt, không được sử dụng bàn là hay máy sấy để làm khô vì sẽ khiến chất vải nhanh hư hỏng hơn.
Trong trường hợp gặp phải những vết bẩn cứng đầu, bạn có thể sử dụng thuốc tẩy nhưng phải chú ý không sử dụng thuốc có chứa clo. Với những món đồ không thể tự giặt được, nên đem chúng ra tiệm giặt là để đảm bảo được chất lượng vải.
Vải canvas đang ngày càng trở nên quan trọng, được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau, từ thời trang cho đến các mặt hàng gia dụng. Với những thông tin trong bài viết, hy vọng bạn có thể hiểu được tầm quan trọng của loại vải này trên thị trường hiện nay. Qua đó bạn có thể biết cách sử dụng chúng sao cho đúng.